Trong bài viết này, zik.vn sẽ nói về 3 dấu toán tử: dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu cách với 3 công dụng khác nhau giúp các bạn lựa chọn được cách tính tổng phù hợp khi sử dụng hàm SUM.
Dấu phẩy (,)
Trong hàm SUM đối với nhiều vùng, dấu phẩy được sử dụng khi ta muốn tính tổng những vùng được liệt kê trong hàm.
Dấu phẩy còn được gọi là toán tử hợp (Union Operator)

Dấu phẩy còn được gọi là toán tử hợp (Union Operator)
Kết quả được trả là tổng của vùng A2:A7 (5, 9, 10, 6, 3, 7) cộng với tổng của vùng C2:C7 (7, 2, 2, 10, 9, 3).
Dấu hai chấm (:)
Đối với tính tổng nhiều vùng, dấu hai chấm sẽ tính tổng vùng bao trùm được tạo ra bơi các vùng liệt kê trong hàm.
Ví dụ: Vùng A1:A2:B2:B3 = Vùng A1:B3

Dấu hai chấm (:)
Dù ta có thay đổi vùng thành phần thì kết quả vẫn là tổng của vùng A2:C7
Dấu cách ( )
Dấu cách sẽ tính tổng vùng giao nhau được liệt kê trong hàm. Đây là một cách rất hữu hiệu khi ta cần tính tổng giá trị giao điểm trong các bảng tính.
Dấu cách còn được gọi là toán tử giao (Intersect Operator)

Dấu cách ( )
Lí do xuất hiện lỗi #NULL! ở đây vì vùng A2:A7 và C2:C7 không có giao điểm, bởi vậy hàm SUM sẽ trả lỗi về.
Dưới đây là sơ đồ để các bạn có thể hiểu rõ hơn:

Sơ đồ để các bạn có thể hiểu rõ hơn
Không hề khó phải không nào?
Và, ở cuối bài viết này, zik.vn xin được bật mí với các bạn: SUM chỉ là một trường hợp nhỏ ứng dụng mà thôi. Các bạn có thể áp dụng vào các phép tính thông thường cộng trừ nhân chia, đếm với COUNT…
Bởi vậy, đừng quên luyện tập và tích cực tìm hiểu để ngày càng mở rộng phạm vi kiến thức ra nhé!
Chúc các bạn học tốt.
Zik.vn tự hào khi được đồng hành cùng:
- 50+ khách hàng doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực như: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, VP Bank, TH True Milk, VNPT, FPT Software, Samsung SDIV, Ajinomoto Việt Nam, Messer,…
- 100.000+ học viên trên khắp Việt Nam
Tìm hiểu ngay các khóa học của Zik.vn TẠI ĐÂY
.jpg)